Gợi ý những trò chơi trong lớp học vui nhộn cho học sinh

Gợi ý những trò chơi trong lớp học vui nhộn cho học sinh

Việc tổ chức các trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp vừa tạo không khí vui nhộn vừa giúp cho các thành viên trong lớp được gắn kết với nhau hơn. Hôm nay chung tôi xin gợi ý những trò chơi trong lớp học được nhiều người sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo để cùng tổ chức trong lớp học của mình nhé!

Gợi ý các trò chơi trong lớp học vui nhộn

Trò chơi múa hình tượng

Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội lần lượt cử một đại diện lên sân khấu diễn tả hành động, tạo dáng thành một hình tượng như anh hùng dân tộc, một doanh nhân,… để đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội sẽ có 5 lần ra lời đố,mỗi lượt trả lời theo quy định được một lần. Đội nào trả lời được nhiều câu hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Trò chơi tập thể “TÔI BẢO”

Trong một tập thể, người quản trò tiến hành thực hiện trò chơi này bằng cách hô vang “Tôi bảo tôi bảo”
• Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
• Người quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay hai cái”
• Người chơi: Vỗ tay hai lần
Khi người quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không hô “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.

Tro-choi-trong-lop-hoc-vui-nhon
Trò chơi trong lớp học vui nhộn

Xem thêm: Bật mí những ý tưởng trang trí lớp học cấp 3 đẹp và độc đáo

Cùng nhau giải toán

Quản trò chia người chơi ra thành từng đội, mỗi đội cử một đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với người đại diện đứng cuối ở mỗi đội một về con số bất kỳ. Nhiệm vụ của bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình.

Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò. Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói.

Bà Ba buồn Bà Bảy

Cách chơi: Cả lớp chia thành 2 đội, một đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy Bà bảy bắn bà ba. Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua.

Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói

Trò chơi Nói và làm ngược

Tro-choi-noi-va-lam-nguoc-giup-hoc-sinh-tang-tinh-phan-xa-tu-nhien
Trò chơi nói và làm ngược giúp học sinh tăng tính phản xạ tự nhiên

Xem thêm: Ý tưởng trang trí lớp học trung học phổ thông ấn tượng

  • Người chơi xếp thành vòng tròn
  • Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
  • Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
  • Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
  • Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

Tương tự như vậy người quản trò có thể thực hiện những câu tiếp theo. Nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt. Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói một hành động nào đó, người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.

Trò chơi xé giấy

Cách chơi: Cả lớp chia làm 2 đội nam nứ đều nhau. Mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng.

Trên đây là một số trò chơi trong lớp học để buổi sinh hoạt thêm phần thú vị, giúp các em học sinh hào hứng hơn với mỗi giờ sinh hoạt tập thể và cũng là cơ hội để các thành viên trong lớp gắn kết với nhau hơn.