Nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam rất ấn tượng và độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc với sự đa dạng và tinh tế. Mỗi thể loại lại tạo nên những nét đặc thù và và ấn tượng riêng, tạo nên đời sống nghệ thuật phong phú và giàu bản sắc. Dưới đây, hãy cùng bài viết tìm hiểu những hình thức nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Tuồng
Từ xưa đến nay, tuồng là món ăn quen thuộc trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Loại hình nghệ thuật dân gian này xuất hiện trong những ngày hội, lễ tế với nội dung thỏa mãn tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

Sân khấu tuồng rất gần gũi với người xem, khán giả có thể cùng giao lưu, tưởng tượng làm cho buổi diễn phòng phú và hấp dẫn. Sự kết hợp hài hòa này tạo nên một khung cảnh nghệ thuật hoàn chỉnh. Được sự thể hiện của những diễn viên, cảnh tượng sân khấu hiện dần lên và thời gian, địa điểm của vở tuồng được xã định.
Sử dụng những phương tiện hat, múa, kết hơp với nghệ thuật biểu diễn, những diễn viên tuồng làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa mà cốt truyện truyền tải, đem lại sự thỏa mãn về thẩm mỹ trí tuệ của người xem. Thể loại này được đánh giá là môn nghệ thuật sâ khấu truyền thống độc đáo của người Việt Nam.
Chèo
Cùng với tuồng, chèo cũng là loại hình sân khấu truyền thống của người Việt. Theo chia sẻ của tin tức văn hóa trên vietnamnet.vn, đây là hình thức kể chuyện bằng sân khấu. Trong đó, sân khấu và người diễn viên là phương tiện giao lưu với khán giả. Thể loại này rất giàu tính dân tộc với nội dung được lấy từ những câu truyện cổ tích, truyện Nôm, chứa đựng những giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Đây là loại hình sân khấu phát triển mạnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang tính quần chúng cao do sự sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, cùng sự kết hợp của lối nói ví von mang đậm chất tự sự và trữ tình.
Múa rối nước
Đây là loại hình sân khấu độc đáo lâu đời của Việt Nam. Theo chia sẻ của một số tin tức nghiên cứu văn hóa thì thể loại này ra đời và phát triển song song với nền văn minh lúa nước. Đồng bằng sông Hồng được xem là cái nôi của hình thức nghệ thuật này.

Đặc trưng nổi bật là sử dụng mặt nước làm sân khấu, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, voi, lọng.. nhiều màu sắc. rất ấn tượng và độc đáo. Nhân vật chính trong thể loại này là những con rối được làm bằng gỗ, được gọi là những chú tễu. Các chú tễu bểu diễn theo sự điều khiển của người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây. Trong quá trình biểu diễn còn có sự kết hợp của âm thanh như tiếng trống và sáo phụ trợ, đem lại sự sôi động cho sân khấu.
Sân khấu cải lương
Cải lương là loại hình kịch hát, là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam được ưa chuộng hiện nay. Nội dung cũng như cốt truyện của vở kịch thường được khai thác từ truyện thơ Nôm. Âm nhạc sử dụng trong những vở diễn cải lương là sự kết hợp hài hòa của nhạc và khí dân gian. Đây là điểm đặc thù, tạo nên phong cách riêng so với những loại hình nghệ thuật khác.
Quan họ Bắc Ninh
Những khúc hát quan họ nhẹ nhàng và sâu lắng đã đi vào đời sống tinh thần của người dân Việt như một thói thưởng thức quen thuộc. Đây là một trong những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc bộ, chủ yếu là vùng Bắc Ninh.
Dân ca quan họ thường được diễn tấu vào mùa xuân,đặc biệt là những dịp lễ hội với nội dung nói ề tình cảm, tình yêu đôi lứa và tình cảm quê hương đất nước. Loại hình truyền thống này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.