Những lời dạy hay của Thầy Viên Minh làm thay đổi cuộc đời bạn

Những lời dạy hay của Thầy Viên Minh làm thay đổi cuộc đời bạn

Thầy Viên Minh được biết đến là một trong những vị cao tăng có đóng góp rất lớn cho nền phật giáo nước nhà. Thầy có những lý giải vô cùng sâu sắc về Phật Đạo. Dưới đây là những lời dạy hay của thầy Viên Minh sẽ làm thay đổi suy nghĩ và cuộc đời bạn.

Đôi nét về Hòa thượng Viên Minh

Hòa thượng Viên Minh sinh năm 1944, tại Quảng Trị. Là người được hàng triệu người dân cả nước yêu mến, kính trọng. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964, là một trong những vị cao tăng có đóng góp vô cùng lớn cho nền Phật giáo nước nhà.

thay-vien-minh
Thiền sư Viên Minh có những lý giải vô cùng sâu sắc về Phật Đạo

Tiểu sử Thầy Thích Tuệ Hải là ai?

Phật Pháp luôn hướng con người tới cái thiện, làm việc theo tinh thần từ bi của đạo Phật. Cuộc sống luôn biết cho đi nhận lại. Những câu nói hay của Thiền Sư Viên Minh sẽ là cốt lõi sống giúp bạn lấy lại cân bằng trong cuộc sống và tiếp tục bước đi với lý tưởng của mình.

Những lời dạy hay của Thầy Viên Minh

” Nếu mai mốt còn vào ra sinh tử

Bước thăng trầm đâu sá kể nguy nan

Nếu giờ đây vẫy tay chào cuộc lữ

Cát bụi này xin trả lại trần gian.”

thay-vien-minh
Hòa thượng Viên Minh sinh năm 1944, tại Quảng Trị

Xem thêm:

Tiểu sử cuộc đời của Thầy Thích Trí Huệ

  • Cuộc đời này không phải là nơi để mình tranh đấu để đạt được điều gì mà là nơi để mình nỗ lực học ra bài học của chính mình.
  • Cái gì mà đạt được trong cuộc đời này thì đều mất hết!
  • Cái gì mà mình thấu hiểu được trong cuộc đời này thì điều đó còn lại cho kiếp sau.
  • “Không phải cố gắng vượt qua những bài học đau khổ để loại trừ đau khổ, vì như vậy sẽ căng thẳng. Thực ra đau khổ giúp con người thấy rõ bản chất thật của nó và thấy ra nó xuất phát từ đâu. Khi con người thấu suốt đau khổ thật sự là gì thì đau có thể vẫn còn nhưng sẽ không còn khổ nữa. Khổ chỉ là thái độ tâm lý của bản ngã thôi…”
  • “Không phải bận tâm sẽ đi về đâu mà cần phải biết rõ đường đi ngay dưới chân mình…”
  • “Tu không để hết khổ. Hết khổ lấy gì tu. Thấy khổ tâm không động Mới chính là công phu…”
  • “Ai cũng có nỗi khổ riêng, nên sớm bớt dầu bớt củi thì lửa sẽ tắt.
    Ai chịu thua người ấy thắng vì thắng chính mình mới là chiến thắng cao đẹp nhất. Người nào chịu được thiệt thòi trên đời, người ấy sẽ sớm được giải thoát…”.
  • “Chọn lựa gì không quan trọng mà qua chọn lựa đó học được gì để phát huy trí tuệ và đạo đức mới là thiết yếu. Đúng sai, tốt xấu gì thì cũng giúp con thấy ra sự thật.. Tại so phải lo lắng, sợ hãi? Là do con quá cầu toàn thôi. Sống bằng lý trí nhiều quá hay sinh ra phân vân do dự. Con cứ sống, làm việc tự nhiên và nhiệt tình, chỉ cần sáng suốt biết mình là được…”.
  • Sinh ra và sống một đời thực ra không phải để hạnh phúc hay được mọi sự như ý mà để thấy ra sự thật, sự thật về cuộc đời chính là “Vô thường, khổ, vô ngã” để có thể ra đi mà không còn vướng mắc điều gì ở đời. Đời người giống như một bộ phim mà mình và mọi người chỉ là những vai diễn, chủ yếu hiểu rõ ý nghĩa bộ phim muốn diễn đạt điều gì, còn mỗi vai chỉ là diễn viên thôi, không có gì thật cả.
  • “Ít ai thực sự biết rõ mục đích của mình là đúng hay sai nên luôn phân vân do dự, mà biểu hiện là khi thì nỗ lực, lúc lại nản lòng, tất nhiên thôi!
    Nếu mục đích không phải ở cuối con đường mà chính là con đường thì mọi rắc rối trên sẽ không tồn tại…”.
  • Cái gì đem lại phiền não khổ đau cho bản thân mình thì sẽ đem lại phiền não khổ đau cho người khác.
  • Cho nên cái gì không muốn thì đừng làm cho người khác.
  • Thấy tức buông, buông tức thấy.Để pháp đến đi tự nhiên như nó đang là mà thấy gọi là buông, đừng cố buông vì cố buông cũng là ý chí của bản ngã…
  • Người xưa nói “chẳng thà chấp hữu còn hơn chấp không” rất đúng. Sống bình thường và rõ biết cái bình thường như nó là mới là đạo, vì mọi cái bình thường đều vi diệu.
  • Những bài học càng khắc nghiệt càng dễ đánh thức con người ra khỏi những dính mắc, buộc ràng trong đời sống, giúp họ sớm trở về nhận ra sự tự do nơi chính mình.
  • “Vẻ đẹp của cuộc sống không chỉ là lương thiện, mà là thấy ra cả hai mặt thiện ác của cõi trần gian. Lương thiện và an bình thôi chưa đủ, vì sự vận hành của pháp không phải chỉ có sinh mà cũng cần có khắc. Khi con thấy ra hai mặt của cuộc sống thì tâm con mới thanh thịnh…”.
  • Bản ngã thì ảo tưởng theo ý mình, còn sự thật thì vận hành theo nguyên lý tự nhiên. Thấy ra sự thật là giác ngộ, ra khỏi cái ngã ảo tưởng là giải thoát.
  • Chính cuộc đời đầy bất hạnh đó khai mở cho con thấy vô thường, khổ, vô ngã. Và đó chính là tánh biết thấy vô thường khổ vô ngã, sao con lại đi tìm tánh biết nào nữa để rồi tuyệt vọng?.
  • Nếu mục đích không phải ở cuối con đường mà chính là con đường thì mọi rắc rối trên sẽ không tồn tại…”
  • Vô tướng tâm giải thoát là tâm không trụ vào bất cứ tướng nào. Vô sở hữu tâm giải thoát là tâm không bị sở đắc nào ràng buộc. Vô lượng tâm giải thoát là tâm đầy đủ đức tính từ bi hỷ xả. Không tâm giải thoát là tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng.
  • Lương thiện và an bình thôi chưa đủ, vì sự vận hành của pháp không phải chỉ có sinh mà cũng cần có khắc.
  • Ngũ giới không phải là quy tắc đặt ra để ràng buộc ai, mà chỉ là những điều học khơi gợi lại tánh bản thiện xuất phát từ lương tâm mỗi người.
  • Biểu hiện đúng tốt trên hình thức là giới, nhưng chấp bất cứ hình thức nào cũng đều là giới cấm thủ.
  • Biết vô thường trên lý thuyết là một chuyện, thấy vô thường trong thực tế khi lâm vào hoàn cảnh được mất, hơn thua, vui khổ… mà tâm vẫn không động mới là thực chứng vô thường.

Những lời hay của vị Thiền sử sẽ giúp bạn có được sự trải nghiệm rõ ràng của tâm trí, ẩn sâu bên trong có một con đường. Để chúng ta suy ngẫm những gì đang trải qua trong cuộc sống xem những lời dạy này có đúng hay không.

Phật pháp hướng tới một cuộc sống đơn giản, yên tĩnh nhưng nó nhấn mạnh đến trải nghiệm sự thật. Nó chứa một sức mạnh kỳ diệu có thể đánh thức thứ gì đó bên trong bạn để bạn nhận ra được sự sâu sắc về thực tại.